Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất Vietjet Air

6716

Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất hay còn gọi là Phi trường Tân Sơn Nhứt. Là một cảng hàng không quốc tế lớn – Một trong những đầu mối giao thông quan trọng tại miền Nam nước ta. Và sân bay cũng là trụ sở hoạt động chính của tất cả các hãng hàng không của Việt Nam, trong đó có Vietjet Air, là nơi đóng trụ sở của Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam nắm giữ vai trò quản lý toàn bộ các sân bay dân dụng trên cả nước.

Lịch sử hình thành và phát triển của sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất

Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất được xây dựng vào năm 1930 thuộc làng Tân Sơn Nhứt, Gò Vấp, Gia Định. Với diện tích là 1500m bằng đất đỏ, do Pháp xây dựng, nhưng đến năm 1956 thì diện tích đã được mở rộng hơn, dài hơn 3000m do Mỹ tiến hành.

Và chuyến bay đầu tiên được thực hiện vào năm 1933, khởi hành từ Paris đáp xuống Sài Gòn, với thời gian là 18 ngày. Đến năm 1938, Pháp cho thành lập Sở Hàng không Dân dụng tại đây.

Trong thời kì chiến tranh khốc liệt, sân bay là khu căn cứ quân sự quan trọng của Quân đội Hoa Kì và của không lực Việt Nam Cộng Hòa. Sau khi đất nước thống nhất, thì diện tích sân bay tiếp tục được mở rộng nhằm khai thác thêm những chuyến bay trong nước và quốc tế.

Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất được xây dựng vào năm 1930
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất được xây dựng vào năm 1930

Tính đến nay sân bay đã có 3 hãng hàng không nội địa và 45 hãng hàng không quốc tế. Đứng thứ 2 về mặt diện tích (850 ha), đứng thứ nhất về mặt công suất nhà ga, và cũng là sân bay có lượng khách qua lại lớn nhất Việt Nam.

Về mặt cơ sở hạ tầng của sân bay Tân Sơn Nhất

Đường băng

Sân bay có 2 đường băng song song nhau, đó là đường băng 07L/25R dài 3.048m, rộng 45m và đường băng 07R/25L dài 3.800m rộng 45m. Và sân bay có thể phục vụ các chuyến bay đáp xuống với nhiều loại máy bay, thậm chí là cả với những máy bay thân rộng, bay tầm xa thì sân bay Tân Sơn Nhất cũng có thể thích ứng bởi nó có tới mười cầu lồng hàng không.

Tuy nhiên thì, từ ngày 25 tháng 2 đến 25 tháng 10 năm 2015, đường băng 07L/25R đã đóng cửa tạm thời để đưa vào sửa chữa, nâng cấp. Điều đó đã gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến năng suất phục vụ của sân bay.

»Các trường hợp đủ điều kiện trả vé máy bay Vietjet

Nhà ga tại sân bay Tân Sơn Nhất

Khu vực tiến hành làm thủ tục cuả sân bay Tân Sơn Nhất
Khu vực tiến hành làm thủ tục cuả sân bay Tân Sơn Nhất

Sân bay có tới 2 nhà ga, trong đó có nhà ga quốc nội và nhà ga quốc tế. Với nhà ga quốc nội thì trong quá trình hoạt động của mình đã gặp phải sự cố do cháy lớn vào năm 2008, gây thiệt hại nặng nề về cơ sở vật chất. Nhưng tuy nhiên đến năm 2010, nhà ga đã quay trở lại hoạt động và phục vụ đến 8 triệu lượt khách nội địa, đạt cống suất tối đa của nhà ga nội địa.

Đến năm 2011, nhà ga đã mở rộng và nâng cấp nhằm tăng cường công suất phục vụ lên tới 15 triệu khách/năm, cùng với đó là những hạng mục cũng sẽ được cải tạo phát triển gồm có tầng triệt nhà ga nội địa rộng 22.000m2, tầng lầu 2 rộng 17.000 m2 và cuối cùng là khu tầng mái khoảng 22.000 m2.

Tổng diện tích nhà ga hiện nay lên tới 40.048m2, với lượng khách phục vụ vào giờ cao điểm có thể lên tới 2.100 hành khách, gồm có 111 quầy làm thủ tục được đưa vào sử dụng tối đa là 13 triệu khách mỗi năm.

Dự kiến trong tương lai của sân bay Tân Sơn Nhất

>> Bạn có biết: Cách mua thêm hành lý ký gửi của Vietjet

Sân bay tân Sơn Nhật sẽ phát triển và trở thành một trong 2 sân bay chính của thành phố Hồ Chí Minh
Sân bay tân Sơn Nhật sẽ phát triển và trở thành một trong 2 sân bay chính của thành phố Hồ Chí Minh

Trong tương lai, sân bay tân Sơn Nhất sẽ phát triển và trở thành một trong 2 sân bay chính của thành phố Hồ Chí Minh và khu vực Nam Bộ, chủ yếu phục vụ cho khách nội địa. Và còn là một sân bay quốc tế lớn với công suất thiết kế tối đa sẽ lên tới 100 triệu lượt khách/năm. Cùng với đó sẽ phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa lên tới 5 triệu tấn hàng hóa/năm.

Ngoài ra thì trong tương lai sân bay Tân Sơn Nhất vẫn sẽ tiếp tục tiến hành nâng cấp, nhằm phục vụ nhu cầu của hành khách nhiều hơn nữa. Như xây dựng thêm 3 nhà ga, mở sân golf rộng 15-38 ha ngay trong khuôn viên sân bay.

Bên cạnh cơ sở hạ tầng thì sân bay còn có thếm một số dịch vụ khác để có thể phục vụ hành khách được tốt hơn, như: Liên kết 1 số phương tiện giao thông công cộng cũng như hệ thống các xe taxi, bus, xe ôm ngay phía bên trong nhà chờ của sân bay. Đổi tiền tệ, quầy hàng ăn uống và dịch vụ vận chuyển hành lý khi hàng khách yêu cầu.

Như vậy, trải qua những tháng ngày khó khăn, sân bay Tân Sơn Nhất đã dần khẳng định được vị trí cũng như tầm quan trọng của mình trong việc đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách qua lại trạm trung chuyển này 1 cách tốt nhất. Hy vọng với những thông tin Phòng vé máy bay Vietjet Air cung cấp trên đây sẽ đưa đến các bạn một góc nhìn tổng thể và toàn diện của sân bay Tân Sơn Nhất này.

4.7/5 - (4 bình chọn)